Thảm họa Toba
Thảm họa Toba

Thảm họa Toba

Tọa độ: 2°41′04″B 98°52′32″Đ / 2,6845°B 98,8756°Đ / 2.6845; 98.8756Thảm họa Toba hay sự kiện siêu phun trào Toba là vụ phun trào siêu núi lửa đã xảy ra tại vị trí ngày nay là hồ TobaSumatra, Indonesia, vào thời gian giữa 69 và 77 Ka BP (Ka: Kilo annum, ngàn năm; BP: before present, trước đây).Theo kết quả định tuổi bằng đồng vị phóng xạ 40Ar/39Ar của Michael Storey et al. thì thời gian xảy ra sự kiện là 73,88 ± 0,32 Ka BP [1]. Đây là một trong những vụ phun trào lớn nhất được biết đến của trái đất, và là sự kiện phun trào siêu núi lửa được nghiên cứu kỹ lưỡng nhất.[2][3]Giả thuyết Thảm họa Toba cho rằng sự kiện này gây ra một mùa đông núi lửa toàn cầu dài cỡ 6-10 năm và có thể tiếp theo là thời kỳ mát lạnh dài cỡ 1.000 năm.[4]Năm 1993, nhà báo khoa học Ann Gibbons đề xuất rằng có liên hệ giữa vụ phun trào này và một nút cổ chai dân số trong sự tiến hóa loài người. Michael R. Rampino của Đại học New YorkStephen Self của Đại học Hawaii ở Manoa đã hỗ trợ cho ý tưởng này. Năm 1998, lý thuyết cổ chai dân số đã được phát triển thêm bởi Stanley H. Ambrose của Đại học Illinois ở Urbana-Champaign. Cả hai thuyết về liên hệ trên và "lý thuyết mùa đông núi lửa toàn cầu" đang còn là vấn đề tranh cãi.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Thảm họa Toba http://www.biomedcentral.com/1471-2156/2/13 http://www.bradshawfoundation.com/journey/ http://www.bradshawfoundation.com/stanley_ambrose.... http://www.economist.com/surveys/displaystory.cfm?... http://linkinghub.elsevier.com/retrieve/pii/S0002-... http://linkinghub.elsevier.com/retrieve/pii/S0002-... http://www.nature.com/news/2007/070702/full/news07... http://www.nature.com/nrg/journal/v5/n1/abs/nrg124... http://www.sciencedaily.com/releases/1998/09/98090... http://www.sciencedaily.com/releases/2005/03/05031...